Đội RSC trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã xuất sắc giành 2 giải thưởng Best Development và Popular Prize trong cuộc thi Thiết kế kỹ thuật chủ đề Môi trường Không khí 2019 do Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức.

Cuộc thi Thiết kế kỹ thuật chủ đề Môi trường Không khí 2019 do Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức, do SPARC Lab thực hiện trong khuôn khổ Dự án AirSENSE, phối hợp với Viện Toán Ứng dụng và Tin học, LCĐ Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Khoa học Công nghệ CENSTED, được tài trợ bởi Tổ chức Live & Learn thông qua Quỹ sáng kiến “Vì không khí sạch – Thành phố xanh” với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Đại sứ Quán Mỹ (US.Embassy).
Ban tổ chức đã nhận được 61 đơn đăng ký tham gia thuộc hai hạng mục chính: Sản phẩm đo thông số ô nhiễm không khí và sản phẩm cải thiện chất lượng không khí. Đã có 12 sản phẩm tốt nhất từ các nhóm học sinh, sinh viên đã xuất sắc lọt vào vòng Chung kết.
Đội RSC trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là 1 trong 2 đội học sinh lọt vào vòng chung kết, các đội còn lại là đội sinh viên. Danh sách thành viên đội RSC trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Đặng Thanh Vân – 11 A2; Đỗ Nguyễn Hà Phương  – 11 chuyên Tin; Dương Thùy Giang – 11 chuyên Tin. Đội RSC đã giành 2 giải thưởng Best Deployment và Popular Prize
Chia sẻ về động lực cũng như quá trình nghiên cứu đề tài, bạn Thanh Vân – 11 A2 cho biết, em rất tâm đắc với câu nói của nhà triết học Hy Lạp Démocrite de Abdère từng viết: “Lời nói chỉ là cái bóng của hành động”. Chúng ta đã quá quen với việc chỉ mọi người kêu gọi bảo vệ môi trường mà ít có hành động thực tiễn. Vậy sẽ ra sao nếu bạn –một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường – có thể kết hợp những kiến thức đã học, khám phá khoa học để tự chế tạo những sản phẩm đơn giản mà rất hữu ích để tích cực hóa môi trường sống của chúng ta? Hướng đến mục tiêu ấy, nhóm RSC đến từ THPT chuyên Lê Hồng Phong đã đem đến cuộc thi Thiết kế kỹ thuật chủ đề Môi trường với thiết bị: “Lọc bụi trong không khí” – một thiết bị không quá phức tạp, không yêu cầu trình độ chuyên môn cao và mọi người đều có thể tự lắp đặt nó.
Về thiết kế kĩ thuật, bạn Thùy Giang – 11 chuyên Tin mô tả: Thiết bị được thiết kế với mục đích lọc bụi trong không khí trong nhà ở có khả năng lọc được bụi mịn và một số khí thải trong không khí. Thiết bị gồm hai phần: hệ thống cảm biến điều khiển tự động và hệ thống lọc bụi. Cảm biến bụi đo lượng bụi trong không khí môi trường và xử lí số liệu, so sánh với ngưỡng ô nhiễm bụi đã được cài đặt sẵn trong bộ xử lí. Nếu chỉ số AQI > 100 thì cảm biến sẽ hoạt động tự động gửi một tín hiệu thông báo đến bộ xử lí của thiết bị. Bộ xử lý sẽ điều khiển cấp điện cho hệ thống bơm nước và quạt hút hoạt động để đưa độ bụi trong không khí khu vực giảm xuống, điều hòa lại lượng bụi trong không khí.Chúng mình sử dụng kết hợp hai phương pháp lọc ướt và sử dụng màng lọc. Không khí chứa nhiều bụi được hút qua giàn phun mưa. Dòng khí có bụi sẽ đi từ dưới lên, giàn mưa chảy từ trên xuống. Do trọng lực, một phần bụi sẽ bị rơi xuống và thải ra ở dạng bùn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hòa tan được một số khí độc hại tan trong nước như SO2, NO2,…Sau khi đi qua giàn phun mưa, không khí tiếp tục được hút qua màng lọc HEPA và màng lọc than hoạt tính trước khi thổi ra ngoài. Bên cạnh đó, màng lọc than hoạt tính còn giúp khử mùi không khí.
Bạn Hà Phương – 11 chuyên Tin chia sẻ thêm về động lực thúc đẩy các bạn nghiên cứu: “Đây là sản phẩm cải tiến nhóm chúng em nghiên cứu và thực hiện. Không chỉ đơn thuần là để tham gia cuộc thi, hưởng ứng việc bảo vệ môi trường sống, hi vọng sản phẩm này cũng giúp các bạn có một gợi ý để tự tạo ra sản phẩm giúp thanh lọc không khí, và xa hơn, là các bạn yêu môi trường và quan tâm đến các vấn đề về môi trường có thể tự nghĩ ra và chế tạo các giải pháp mới!”
Đề tài được phát triển từ đề tài Chế tạo máy lọc không khí trong phòng đã tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nam Định dưới sự dẫn dắt của thầy Phạm Trọng Thịnh và Vũ Đình Thục.
Video giới thiệu của đội dự thi:

Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Phong, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực và nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để đáp ứng và giải quyết các vấn đề của cuộc cách mạng này, việc giáo dục khoa học và công nghệ đúng cách trở nên vô cùng quan trọng. Ngoài việc được đào tạo trong các lĩnh vực khoa học (STEM), nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ cần có một nền giáo dục tốt về bảo vệ môi trường. Cuộc thi thiết kế kỹ thuật môi trường không khí trong khuôn khổ dự án xây dựng hệ thống đo lường chất lượng không khí dựa trên kết nối vạn vật với Internet (IoT) cho STEM và giáo dục môi trường (AirSENSE) là một ví dụ điển hình về xu hướng giáo dục, bảo vệ môi trường. chung, trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong nói riêng, các thầy cô giáo đã định hướng đúng đắn, tạo động lực, niềm say mê để các em học sinh đã phát huy năng lực bản thân, tham gia các dự án  và đóng góp thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người.
Sau đây là một số hình ảnh của Lễ trao giải cuộc thi.

Hỗ trợ giải đáp




Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *